Việc phát triển ứng dụng mobile trên nền tảng nào (IOS hay Android) là tuỳ thuộc vào định hướng của người chủ, đối tượng khách hàng nhắm tới (là người dùng nền tảng nào). Cũng có khi chiến lược phát triển ứng dụng trên từng nền tảng cho từng giai đoạn. Bài này giới thiệu những ưu và nhược điểm khi phát triển triển mobile app với nền tảng Android.
Ưu và nhược điểm khi làm app mobile Android
Ưu điểm: với khách hàng của bạn chủ yếu là ở khu vực Châu Á thì chiến lược ưu tiên phát triển ứng dụng trên nền tảng Android là sự lựa chọn sáng suốt. Lý do chính đó là người dùng hệ điều hành Android nhiều hơn so với IOS. Một phần là do chi phí để sở hữu một chiếc điện thoại hệ điều hành Android rẻ hơn rất nhiều so với sở hữu máy có thương hiệu Apple. Ngoài ra so với IOS, chi phí để tải ứng dụng trên Android rẻ hơn, nhà phát triển ứng dụng cũng không phải thường xuyên cập nhật ứng dụng như yêu cầu bên iOS. Có nghĩa là sẽ tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.
Nhược điểm: nếu IOS chỉ do thương hiệu Apple phân phối và sản xuất thì hệ điều hành Android lại được rất nhiều hãng sản xuất và phân phối. Điều đó cũng có nghĩa là thiết kế mobile app cần phải nghĩ đến tính tương thích và vận hành trên nhiều thiết bị với đa dạng kích cỡ. Độ rộng màn hình hiển thị hay độ phân giải màn hình theo đó cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của ứng dụng. Nói cách khác phát triển ứng dụng mobile app cho nền tảng Android sẽ mất thời gian hơn.
Hy vọng tính ưu và nhược điểm khi thiết kế mobile app cho Android sẽ giúp bạn có thêm thông tin để quyết định trong việc nên chọn phát triển trên nền tảng nào.